Go 88 nét
Cánh đồng lúa chín vàng ở phường Thạnh Mỹ Lợi (TP Thủ Đức, TP.HCM) - Ảnh: AN VI
Tiếng nói cười vui vẻ của đám người làn da rám nắng, lấm tấm mồ hôi nhấp nhô dưới ruộng. Trong gió lạnh cuối năm phảng phất mùi thơm của lúa chín, mùi ngai ngái bùn đất không lẫn vào đâu được.
Mùa lúa chín bên khu biệt thự cao cấpỞ khu đất "kim cương" giá cao ngất ngưởng sát bờ sông Sài Gòn và quận 1 này lại có những nông dân gắn bó hàng chục năm với ruộng đồng.
Vợ chồng ông Nguyễn Văn Sanh (68 tuổi) tự nhận mình nông dân chính hiệu bởi từ năm mười mấy tuổi họ đã lon ton theo cha trên cánh đồng bát ngát dọc khu Cát Lái, quận 9 cũ… Rồi ông lập gia đình, tiếp tục gắn bó với hương lúa.
"Thiệt tình mình cũng học ít, giờ hổng biết làm gì, thôi thì quen nghề lúa với cha hồi xưa nên tiếp tục cho dễ. Nhưng tui không muốn mấy đứa nhỏ trong nhà theo nghề. Đứa nào học được tui ráng cho học, còn mấy đứa lớn thì bắt đi làm công ty cho đỡ cực", ông Sanh chia sẻ.
Những giọt nước làm mát giữa trời trưa Sài Gòn nắng gắt - Ảnh: AN VI
Cánh đồng ông đang mần có diện tích khoảng 3 mẫu. Ông nói do đã quy hoạch, chứ lúc trước rộng thênh thang. Chừng 5h sáng, trong chòi dựng giữa bờ ruộng, vợ chồng ông pha ấm trà chờ công làm đến bắt đầu ngày gặt mới.
Nói rồi, ông cầm liềm ra ruộng, cắt mỗi góc một đầu làm dấu để máy gặt đập thu hoạch đúng đường. 68 tuổi, chân ông Sanh vẫn thoăn thoắt bước vội xuống ruộng gặt những chòm lúa còn sót.
Đôi chân trần lún dưới bùn sâu tới tận gối, giơ mấy chòm lúa lên, ông than thở: "Gặt kỹ kỹ cho tao đi tụi bây, sót gì dữ vậy, uổng lắm!".
Gặt lúa bên bờ sông Sài Gòn
Trồng lúa sạch ứng dụng công nghệ, tăng thu nhập cho nông dânĐỌC NGAYÔng Sanh quý đám lúa mình cũng dễ hiểu, bởi không như miệt dưới, ở đây lúa chỉ làm một mùa, đợi mưa xuống ông sạ đến tận cuối năm thu hoạch.
"Đất đai ở đây khó trồng hơn dưới quê tại vì bùn phèn nhiều, ở đây mà trồng hai vụ là lỗ tiền phân liền. Một năm chỉ trông chờ một mùa lúa vậy thôi", ông Sanh giải thích.
Vợ chồng ông vừa ăn cơm trưa xong thì xe kéo lúa ngoài ruộng cũng chở vào chòi chất gần hai chục bao, ông chỉ chỗ cho công đổ xuống rồi lật đật xách cào ra phơi.
Cắn thử lúa phơi được một nắng hôm qua, ông Sanh tắc lưỡi: "Lúa này mập, để lại xay gạo ăn mấy bao".
Còn đám lúa vừa phơi và đang thu hoạch ngoài ruộng sẽ có lái vào cân với giá 7.500 đồng/kg. Với 3 mẫu lúa, mỗi năm ông Sanh lãi khoảng 60 triệu. Ông nói đó là nếu giá cao như hiện tại, có năm giá lúa chỉ lẹt đẹt vài ngàn, lỗ là thường.
"Chưa kể mưa bão, sâu bệnh, giờ làm lúa ở Sài Gòn này khó hơn dưới quê nhiều. Tui còn nơm nớp không biết khi nào người ta lấy lại ruộng, đất này đâu phải của mình, F-777 soundcloud khi có quyết định thu hồi thì tui sẽ trả lại chứ biết sao giờ",Link 3126 Slot ông Sanh tâm sự.
F 777 casino login (max-width: 1023px) 800px, 1024px" srcset="https://cdn.tuoitre.vn/thumb_w/480/471584752817336320/2024/12/23/base64-1734906494395763097380.jpeg 480w,https://cdn.tuoitre.vn/thumb_w/800/471584752817336320/2024/12/23/base64-1734906494395763097380.jpeg 800w,https://cdn.tuoitre.vn/thumb_w/1200/471584752817336320/2024/12/23/base64-1734906494395763097380.jpeg 1200w" id="img_795313319754280960" w="2000" h="1333" alt="Gặt lúa mùa vàng ở 'đất kim cương' sát bờ sông Sài Gòn - Ảnh 3." title="Mùa lúa vàng ở 'đất kim cương' - Ảnh 2." rel="lightbox" photoid="795313319754280960" data-original="https://cdn.tuoitre.vn/471584752817336320/2024/12/23/base64-1734906494395763097380.jpeg" type="photo" style="max-width:100%;" width="2000" height="1333" loading="lazy">
Người lớn tuổi nhất đội gặt mướn mót lại lúa gặt máy còn sót - Ảnh: AN VI
"Biệt đội" gặt lúa thuê từ Sóc TrăngÔng Sanh có 5 người con, không ai mần ruộng. Tới vụ, ông và vợ tự gặt tay, khoảng 3 năm trở lại đây mới thuê được đội gặt lúa mướn từ Sóc Trăng lên làm.
Lão nông cùng vợ sạ lúa từ tháng 8, mỗi ngày gieo mạ, xịt thuốc, bón phân… Đến khâu thu hoạch là cực nhất, ông và vợ không còn làm nổi nên khoán chủ xe gặt đập 5 triệu một mẫu.
"Giá đây cao hơn quê nhiều, nhưng TP.HCM kiếm đâu ra cái đội biết làm lúa như vậy. Thôi bấm bụng thuê họ làm cho lẹ, chứ vợ chồng già hơi sức đâu mà ráng nữa", ông Sanh nói thêm.
Đội gặt mướn của anh Kim Minh và Kim Nhạn từ Sóc Trăng lên thuê nhà trọ để làm nông khoảng một tháng giữ thành phố hiện đại - Ảnh: AN VI
Giữa cánh đồng buổi trưa nắng gắt, máy gặt đập liên hợp cùng chiếc xe kéo chở lúa vẫn hì hục. Trên xe có ba người: một lái, một hứng lúa, người còn lại phụ trách cột và phụ chuyện lặt vặt. Quân số đông nhất nằm ở xe kéo lúa, đây cũng là lực lượng có nhiều người to khỏe nhất để nhận phần việc khuân vác những bao lúa đầy vung, được cột chặt.
Có gì đặc biệt ở cánh đồng lúa ST25 '5 không'?Đề án 1 triệu ha lúa: Tăng từ 2,3-7,6 triệu đồng/ha so với ngoài mô hìnhTỉ phú đồng lúa 500ha trở thành nông dân Việt Nam xuất sắc 2024Đội gặt thuê có tổng cộng 8 người, ngoài 7 người đảm nhận phần việc trên 2 xe còn có một thành viên lớn tuổi nhất phụ trách mót lại lúa gặt còn sót. Theo lý giải của anh Kim Minh (32 tuổi, ngụ Sóc Trăng), người ta khoán nên phải làm thiệt kỹ.
Anh Minh cùng đội 7 người của mình chuyên gặt mướn ở các tỉnh miền Tây, chỉ mới làm trên TP.HCM được khoảng 6 năm.
"Trên thành phố làm nhiều tiền hơn thật, như tui chạy xe dưới quê được chừng 200.000 đồng một ngày là hết cỡ, trên đây người ta khoán, mình cố làm tới tối cho nhanh thì chủ trả được 500.000 đồng/ngày", anh Kim Minh kể.
Vác lúa mới gặt ngoài ruộng về sân phơi - Ảnh: AN VI
Trang thiết bị đều là của chủ lúa ở Cát Lái, hằng năm khi chủ nhận ruộng sẽ điện anh và đội gặt lên. Hiện anh Minh cùng các thành viên đang ở trọ tại phường Phú Hữu (TP Thủ Đức, TP.HCM). 5h sáng cả nhóm húp mì tôm tại phòng, bắc nồi cơm 6 lon gạo nấu nhanh mấy món bỏ vô hai cái xô lớn đem theo ăn cả ngày.
Nước da của ai cũng đen nhẹm vì sình đất và nắng, song họ luôn tự tin về sức khỏe của mình. Vác lúa hai vòng, mồ hôi nhễ nhại trên lưng, họ chỉ cần uống ca nước đá là có thể tiếp tục khuân vác.
Hôm nào khỏe, anh Minh cùng mọi người mở đèn gặt tới 21h - 22h đêm. Còn bữa nào mệt quá, chừng 18h cả nhóm sẽ tắt máy, chạy về nghỉ ngơi.
Anh nói: "Làm khoán này được cái mình không bị gò bó thời gian, nhưng cũng phải tranh thủ để còn về quê làm nữa chứ đâu có đu đeo ở đây hoài".
Ông Nguyễn Văn Sanh có 3 mẫu lúa, ước tính lời khoảng 60 triệu đồng mỗi năm
Nói về điểm khác biệt khi gặt lúa dưới quê và trên thành phố, anh Kim Nhạn (34 tuổi, ngụ Sóc Trăng) cười nói: "Tiền cao hơn chứ còn gì nữa!".
Theo anh, đất ruộng ở đây nhiều sình hơn, máy chạy khó, nhiều lúc vác bao lúa sình lún quá đầu gối, di chuyển rất khó khăn. Còn phần của mấy ông xe gặt, nhìn nhàn vậy chứ bụi bay vào mắt mũi liên tục, không cẩn thận cũng đứt tay đứt chân như chơi.
Nếu chủ nhận được nhiều ruộng, anh Nhạn cùng đội ở lại thành phố gặt suốt một tháng, thu nhập mỗi người dao động từ 13 - 18 triệu đồng. "Nói chứ cũng đỡ, lên đây một tháng kiếm tiền về ăn Tết, chứ dưới quê mùa này chưa có thu vụ đông - xuân, khó tìm việc mần mướn", anh Minh thiệt thà nói.
Săn chuột đồng ở phốTranh thủ bắt thêm chuột đồng để cải thiện bữa ăn xa nhà
Cả nhóm 8 người đều là dân tộc Khmer ở Sóc Trăng, họ cũng chẳng muốn xa quê lên đây ở trọ ngột ngạt, nhưng vì mưu sinh, đặc biệt là kiếm tiền cho gia đình dịp Tết sắp tới, nên bấm bụng xa nhà lên phố mần ruộng.
Bữa cơm gói ghém của cả nhóm có 6 lon gạo, sức dân lao động ai cũng hừng hực. Để cải thiện bữa ăn, cả nhóm sau khi dùng cơm trưa liền trổ tài bắt chuột đồng.
Ở đây chẳng cần chó mèo gì săn hết, hễ thấy bờ đất bị bể là biết chắc tụi chuột moi đất làm hang. Vừa đào hang chuột, anh Minh đè đầu nó xuống, bắt sống. Lúc lúa chín như thế này, chuột sinh sản nhiều, mỗi ngày gặt anh bắt 4-5 con là bình thường.